Cách Xử Lý Gà Chọi Bị Gãy Ngón Thới Hiệu Quả

Ngón thới của gà chọi ngoài công dụng để đi lại còn là vũ khí cực kỳ lợi hại trong các cuộc thi đá gà. Tuy nhiên, nếu chẳng may gà chọi bị gãy ngón thới vì một lý do nào đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của chúng. Khi đó chủ kê sẽ rất lo lắng, không biết ngón thới của gà bị gãy thì có nguy hiểm không? Cách xử lý khi gà chọi bị gãy ngón thới như thế nào? Anh em hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

Ngón thới gà chọi là ngón nào?

Ngón thới còn gọi là móng thới gà chọi. Đó là móng phía sau của bàn chân gà. Kết hợp với 3 móng phía trước tạo nên thế kiềng vững chắc cho chân gà có thể di chuyển, vận động và tăng tốc dễ dàng. Đặc biệt, chúng là bộ phận giúp ích rất nhiều cho chiến kê trong lúc tiếp đất, trong các hoạt động thường ngày hoặc trong các trận chiến quan trọng. 

Ngón thới, đối với nhiều chú gà chiến, nó như là 1 chiếc cựa thứ 2, là trợ thủ đắc lực trong các cú đá của chúng. Chính vì thế chúng được tính là một trong các móng để nhận biết gà chọi hay.

Hình ảnh móng thới của gà chọi

Đặc điểm của móng thới gà chọi

  • Đây là ngón ngắn nhất trên chân gà. Thường ở vị trí phía sau của bàn chân gà.
  • Có khoảng 7 vảy trên ngón này. Nếu có vảy hoa đăng, có thể lên tới 12 – 13 vảy.
  • Vảy nhật thới ở giữa ngón thới có hình dáng to, hình chữ nhật.
  • Vảy nhâm tự thới và vảy xếp hình chữ thới tại các vị trí ngón này.
  • Hắc hổ thới khi ngón thới màu đen, còn các ngón còn lại có màu khác.

Ngón thới gà chọi có quan trọng không?

Ngón thới của gà chọi rất cần thiết với các chiến kê. Vì ngón này có vai trò giữ thăng bằng cho tư thế đứng thẳng của chúng. Không có móng thới thì gà sẽ di chuyển rất khó khăn. Chúng sẽ phải đi tập tễnh kèm với đó là chậm, giữ thăng bằng kém mà có thể bị ngã. Chính vì thế, những chiến kê nào bị gãy móng thới hoặc bung móng thới sẽ rất khó khăn và thiệt thòi. Chẳng may lúc đá chúng bị gãy thì không những không thể đá lại mà nếu có đá được thì cũng mất thời gian khá dài để làm được điều này.

Ngoài ra, móng thới có khi được sử dụng như 1 chiếc cựa thứ 2 với vai trò tấn công đối thủ. Do vậy, không chỉ riêng ngón thới mà mỗi ngón đều có những tác dụng riêng, thiếu đi ngón nào cũng sẽ bất lợi cho chú gà chọi đó.

Lý do khiến gà chọi bị sưng gãy ngón thới

Gà bị sưng hoặc gãy ngón thới có thể có nhiều khả năng vì những lý do sau:

  • Do môi trường chăm sóc gà không tốt. Gà đá về bị tổn thương chân, không được chăm sóc đúng cách, khiến chân bị thương, cụ thể là người nuôi không ngâm chân cho gà.
  • Do trong quá trình sinh sống, luyện tập hoặc thi đấu, gà đáp xuống đất không chuẩn, hoặc tiếp đất với các bề mặt quá cứng, lại nhảy từ trên cao xuống khiến cho chân gà bị thương.
Gà chọi bị gãy móng thới do luyện tập

Cách xử lý khi gà bị gãy ngón thới

Anh em chơi gà khi thấy chiến kê của mình bị gãy ngón thới thì sẽ rất lo lắng. Hãy cứ bình tĩnh thực hiện theo các bước dưới đây, chiến kê của anh em chắc chắn sẽ phục hồi rất nhanh.

  • Phải kiểm tra, nắn nhẹ vào vùng ngón chân bị thương để xác định xem ngón thới chỉ bị sưng hay đã bị gãy. Từ đó mới có cách xử lý phù hợp.
  • Nếu bị sưng thì chỉ cần cho gà nghỉ ngơi hạn chế đi lại kết hợp với ngâm chân đều đặn sẽ không có vấn đề gì đáng ngại.
  • Trong trường hợp bị bung móng thì cần vệ sinh sạch sẽ vùng bị thương, sát trùng cẩn thận sau đó băng bó lại.
  • Nặng nhất là ngón chân bị gãy, lúc này anh em cần cố định ngón chân bằng nẹp để tránh để lại dị tật về sau. Dùng băng gạc y tế quấn lại và nhớ thay băng hàng ngày.
  • Trong quá trình điều trị có thể cho gà uống thêm thuốc chống phù nề sưng tấy –  Alpha Choay, kết hợp với kháng sinh nếu gà bị nặng. Nhằm hỗ trợ cho gà có thể hồi phục nhanh hơn, giảm đau đớn và hạn chế viêm nhiễm.
  • Thời kỳ này lưu ý nuôi thả gà ở những vùng đất mềm, tốt nhất là thả trên cát để có sự êm ái. Chuồng gà cũng nên giải cát hoặc lót cỏ khô, loại bỏ những thanh, que trong chuồng để hạn chế cho gà bay nhảy bấu víu vào sẽ làm ngón chân lâu lành.

Cách chăm sóc gà chọi khi bị gãy ngón thới

Khi gà chọi bị gãy ngón thới thì ít nhiều cũng ảnh hưởng tới di chuyển và hoạt động của gà. Vì thế hãy tìm cách giúp chúng hồi phục một cách nhanh nhất có thể.

Về ăn uống dinh dưỡng

Cơ bản đồ ăn cho gà bị gãy ngón thới cũng không quá khác biệt. Cần bổ sung thêm các dưỡng chất để đảm bảo cung cấp cho gà lượng chất dinh dưỡng đầy đủ nhất.

  • Cho gà ăn thóc lúa, thóc mầm, ngũ cốc chuyên dùng cho gà chọi.
  • Bổ sung thêm các thức ăn tươi, mồi tươi giàu đạm và dưỡng chất như thịt bò, chất tanh, bò sát, rắn, rết hoặc côn trùng như sâu, dế…
  • Ngoài ra cần cho gà ăn thêm tôm, tép… để bổ sung canxi, vitamin cho việc hồi phục sau gãy.
  • Nước uống hàng ngày của gà cần pha thêm các loại thuốc bổ sung vitamin, dưỡng chất và tăng đề kháng, để gà hồi phục nhanh hơn.
  • Cho gà ăn nhiều chất xơ từ các loại rau để gà tiêu hóa tốt hơn. 

Về hoạt động

  • Chắc chắn khi gà bị gãy ngón thới thì cần tránh những hoạt động như nhảy, đá. Chân gà cần hạn chế vận động tối đa để vết gãy có thời gian phục hồi.
  • Cần hạn chế các nền cứng để chân gà không bị va chạm quá nhiều.
  • Vệ sinh vị trí ngón bị gãy bằng cách sử dụng thuốc sát trùng và thay bông gạc hàng ngày.
  • Chuồng nuôi đóng vai trò rất quan trọng. Chuồng càng ít không gian càng tốt, dù có hơi tù túng nhưng việc ít đi lại sẽ giúp gà nhanh hồi phục hơn.
  • Tuyệt đối không cho gà đạp mái, không ra trường đấu hay luyện tập trong quá trình chữa trị. Vì nếu gà đạp mái sẽ không những hao tổn sức lực mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến vết thương.
Cho gà ăn uống đủ chất để nhanh hồi phục

Gà bị gãy ngón thới bao lâu thì khỏi?

Thông thường gà bị gãy ngón thới thì ít nhất phải 2 – 3 tháng trở lên mới phục hồi hoàn toàn. Tuy rằng nói “chó liền da, gà liền xương” nhưng cũng cần thời gian để chúng có thể phục hồi lại. Nhưng để chân gà hồi phục như thể trạng ban đầu là hoàn toàn không thể, bởi bị gãy ngón chính là 1 loại tổn thương sâu. Nếu gà được chăm sóc tốt thì có thể đạt được 70 – 90% chứ hoàn toàn không thể trở về như lúc ban đầu được. Và quan trọng vẫn là cách chăm sóc ăn uống của chủ nuôi như thế nào. 

Trên đây là những kiến thức anh em cần nắm được để phòng trường hợp chiến kê của mình không may bị gãy ngón thới. Đây là điều không ai mong muốn, nhưng nếu chẳng may gà chiến của bạn bị thương như vậy, bạn có thể sẽ biết thêm kinh nghiệm để xử lý và chăm sóc cho gà nhanh hồi phục. Hy vọng rằng, bài viết của BJ88 sẽ giúp ích được cho anh em trong quá trình chăm nuôi gà đá. Chúc gà chiến của anh em luôn khỏe mạnh nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *